Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
77767

Huyện Quan Sơn phát sinh thêm 2 xã xuất hiện dịch tả lợn Châu phi

Ngày 19/11/2021 09:48:10

   Tính đến thời điểm này, trên địa bàn huyện Quan Sơn phát sinh thêm 2 xã xuất hiện dịch tả lợn Châu phitại 03 bản (La, Mòn, Cạn), xã Trung Xuân và bản Yên, xã Mường Mìn. Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện phối hợp với chính quyền địa phương, các hộ gia đình đã tiến hành tiêu hủy 60 con lợn, tổng trọng lượng 2.811 kg của 17 hộ gia đìnhdo phát hiện lợn chết vì dịch này. 

        Từ ngày 25/10- 16/11/2021, huyện Quan Sơn đã phát hiện, tiêu hủy 127 con lợn mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn các xã: Sơn Điện, Mường Mìn, Trung Hạ, Trung Xuân với tổng khối lượng tiêu hủy 4.292 kg.

        Ngay sau khi xuât hiện dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn, UBND huyện Quan sơn đã chỉ đạo phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với UBND các xã có dịch triển khai công tác phòng, chống dịch theo quy định. Đồng thời thực hiện nghiêm việc khử trùng tiêu độc diệt mầm bệnh theo quy định. Đối với vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 03 lần/tuần trong 3 tuần tiếp theo; đối với vùng đệm vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/tuần trong vòng 21 ngàyliên tiếp kể từ khi có ổ dịch. Huyện đã huy động trên 300 lít hóa chất và 400kg vôi bột để tiêu hủy và phòng, chống dịch.Thành lập 3 chốt kiểm soát, 02 tổ kiểm soát lưu động để kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn ra vào vùng dịch theo quy định.

        Tuyên truyền, vận động, khuyến cáo người dân chỉ mua con giống tại các cơ sở tin cậy có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y, đồng thời thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn, vệ sinh chuồng trại; khi phát hiện đàn lợn nuôi có biểu hiện nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi cần báo ngay cho chính quyền địa phương, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện để xử lý kịp thời; tuyệt đối không bán chạy lợn chết, lợn ốm, dấu dịch; vứt xác lợn chết bừa bãi gây lây lan dịch bệnh.

        Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, nguy cơ bệnh dịch tả lợn Châu Phi lây lan trong thời gian tới là rất caodo việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học ở các hộ chăn nuôi còn hạn chế như hiện nay. Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra trên đàn lợn gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết lên đến 100%. Bệnh chưa có vắc xin phòng ngừa, trong khi virus gây bệnh có sức đề kháng cao và tồn tại lâu trong môi trường. Vì vậy, việc chủ động phòng, chống bệnh tái phát và lây lan phải được chú trọng và nghiêm túc thực hiện.

        Song song với dập dịch, phòng chống dịch lây lan, các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương cũng đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân bình tĩnh, yên tâm và không quay lưng với thịt lợn; khuyến cáo người dân nên nấu chín kỹ thịt lợn trước khi sử dụng; đồng thời nên mua thịt lợn ở các cửa hàng có đóng dấu kiểm dịch của cơ quan thú y.


Huyện Quan Sơn phát sinh thêm 2 xã xuất hiện dịch tả lợn Châu phi

Đăng lúc: 19/11/2021 09:48:10 (GMT+7)

   Tính đến thời điểm này, trên địa bàn huyện Quan Sơn phát sinh thêm 2 xã xuất hiện dịch tả lợn Châu phitại 03 bản (La, Mòn, Cạn), xã Trung Xuân và bản Yên, xã Mường Mìn. Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện phối hợp với chính quyền địa phương, các hộ gia đình đã tiến hành tiêu hủy 60 con lợn, tổng trọng lượng 2.811 kg của 17 hộ gia đìnhdo phát hiện lợn chết vì dịch này. 

        Từ ngày 25/10- 16/11/2021, huyện Quan Sơn đã phát hiện, tiêu hủy 127 con lợn mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn các xã: Sơn Điện, Mường Mìn, Trung Hạ, Trung Xuân với tổng khối lượng tiêu hủy 4.292 kg.

        Ngay sau khi xuât hiện dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn, UBND huyện Quan sơn đã chỉ đạo phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với UBND các xã có dịch triển khai công tác phòng, chống dịch theo quy định. Đồng thời thực hiện nghiêm việc khử trùng tiêu độc diệt mầm bệnh theo quy định. Đối với vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 03 lần/tuần trong 3 tuần tiếp theo; đối với vùng đệm vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/tuần trong vòng 21 ngàyliên tiếp kể từ khi có ổ dịch. Huyện đã huy động trên 300 lít hóa chất và 400kg vôi bột để tiêu hủy và phòng, chống dịch.Thành lập 3 chốt kiểm soát, 02 tổ kiểm soát lưu động để kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn ra vào vùng dịch theo quy định.

        Tuyên truyền, vận động, khuyến cáo người dân chỉ mua con giống tại các cơ sở tin cậy có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y, đồng thời thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn, vệ sinh chuồng trại; khi phát hiện đàn lợn nuôi có biểu hiện nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi cần báo ngay cho chính quyền địa phương, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện để xử lý kịp thời; tuyệt đối không bán chạy lợn chết, lợn ốm, dấu dịch; vứt xác lợn chết bừa bãi gây lây lan dịch bệnh.

        Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, nguy cơ bệnh dịch tả lợn Châu Phi lây lan trong thời gian tới là rất caodo việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học ở các hộ chăn nuôi còn hạn chế như hiện nay. Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra trên đàn lợn gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết lên đến 100%. Bệnh chưa có vắc xin phòng ngừa, trong khi virus gây bệnh có sức đề kháng cao và tồn tại lâu trong môi trường. Vì vậy, việc chủ động phòng, chống bệnh tái phát và lây lan phải được chú trọng và nghiêm túc thực hiện.

        Song song với dập dịch, phòng chống dịch lây lan, các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương cũng đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân bình tĩnh, yên tâm và không quay lưng với thịt lợn; khuyến cáo người dân nên nấu chín kỹ thịt lợn trước khi sử dụng; đồng thời nên mua thịt lợn ở các cửa hàng có đóng dấu kiểm dịch của cơ quan thú y.


0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)