Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
77767

Thực hiện các biện pháp cấp bách diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và môi trường

Ngày 28/03/2024 11:06:22

 

Thực hiện các biện pháp cấp bách diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và môi trường

(Baothanhhoa.vn) - Trong năm 2024 tổ chức đồng loạt trên địa bàn tỉnh 3 đợt diệt chuột; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng các loại thuốc, bả diệt chuột, xử lý nghiêm các hành vi gian lận, buôn bán thuốc, bả diệt chuột ngoài danh mục.

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Công điện số 06/CĐ-UBND về việc thực hiện các biện pháp cấp bách diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và môi trường.
 
Công điện nêu, trong thời gian gần đây, với điều kiện sinh sản và môi trường sống phù hợp, nguồn thức ăn liên tục có sẵn trên đồng ruộng cũng như trong khu dân cư làm cho loài chuột tăng nhanh về mật độ, mức độ gây hại cho sản xuất nông nghiệp ngày càng lớn, diện tích bị chuột phá hoại mỗi vụ lên đến hàng chục nghìn ha, tỷ lệ hại từ 5-30%, gây thiệt hại cho nông dân hàng nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, chuột còn cắn phá công cụ, vật dụng phục vụ sản xuất và sinh hoạt, phá hoại cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến môi trường, là nguy cơ gây nhiễm bệnh cho người và gia súc.
 
Để khống chế nạn dịch chuột, giảm tác hại do chúng gây ra tới mức thấp nhất, góp phần bảo vệ sản xuất nông nghiệp, môi trường và đời sống xã hội, thực hiện Chỉ thị số 1900/CT-BNN-BVTV ngày 15/3/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương tăng cường công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau về nguy cơ, tác hại của loài chuột một cách rộng rãi đến mọi người dân; hướng dẫn Nhân dân các biện pháp diệt trừ chuột một cách hiệu quả; huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền và tham gia diệt chuột cả ngoài đồng ruộng, trang trại, các công trình công cộng và trong khu dân cư.
 
Sở Nông nghiệp và PTNT khẩn trương xây dựng kế hoạch và hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật diệt chuột, triển khai đến các đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố để thực hiện. Trước mắt, trong năm 2024 tổ chức đồng loạt trên địa bàn tỉnh 3 đợt diệt chuột: đợt 1 từ ngày 28/3 đến ngày 10/4; đợt 2 sau khi kết thúc vụ Xuân; đợt 3 sau khi kết thúc vụ Mùa.
 
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng các loại thuốc, bả diệt chuột, xử lý nghiêm các hành vi gian lận, buôn bán thuốc, bả diệt chuột ngoài danh mục.
 
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Tổ chức triển khai các đợt diệt chuột đồng loạt, tập trung trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và điều kiện thực tế của địa phương; gắn với diệt chuột, tiếp tục khuyến khích việc phát triển đàn mèo, duy trì hệ sinh thái đồng ruộng để bảo vệ thiên địch loài chuột; thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường sau các đợt diệt chuột nhất là thu gom bao gói thuốc, thu gom, xử lý lượng mồi, bả còn dư thừa, xử lý xác chuột; đặc biệt chỉ đạo nghiêm cấm việc sử dụng điện để đánh chuột.
 
Các đồng chí Bí thư Huyện uỷ, Thị uỷ, Thành uỷ quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, xác định việc diệt chuột, bảo vệ sản xuất và môi trường là nhiệm vụ cấp bách và thường xuyên, quán triệt đến các cấp uỷ Đảng, các tổ chức chính trị, xã hội để tham gia một cách tích cực, hiệu quả.
 
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hoá, Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường thời lượng phát sóng, đa dạng các hình thức thông tin tuyên truyền về nguy cơ tác hại của loài chuột, giới thiệu những địa phương làm tốt, cách làm hay để Nhân dân biết và hưởng ứng tham gia. Các sở, ban, ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình tham gia có hiệu quả vào việc tuyên truyền, tổ chức thực hiện việc diệt chuột bảo vệ sản xuất và môi trường.
 
Ủy ban MTTQ tỉnh, các tổ chức, đoàn thể tăng cường phối hợp với chính quyền các cấp vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tích cực tham gia thực hiện các biện pháp diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và môi trường.
 
Kinh phí thực hiện diệt chuột được huy động từ các nguồn xã hội hoá và đóng góp của Nhân dân, khuyến khích các địa phương có điều kiện nguồn ngân sách hỗ trợ kinh phí để mua thuốc diệt chuột tập trung; tiếp tục duy trì và hình thành nguồn kinh phí diệt chuột trong cộng đồng. Sở Nông nghiệp và PTNT căn cứ quy định của pháp luật, tình hình thực tế, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh xem xét hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách tỉnh để các địa phương thực hiện khi cần thiết.
 
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao là cơ quan đầu mối, tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra; tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT theo quy định, để tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các biện pháp diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và môi trường trên địa bàn tỉnh.
 
TS (Nguồn: UBND tỉnh Thanh Hóa)
 

Thực hiện các biện pháp cấp bách diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và môi trường

Đăng lúc: 28/03/2024 11:06:22 (GMT+7)

 

Thực hiện các biện pháp cấp bách diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và môi trường

(Baothanhhoa.vn) - Trong năm 2024 tổ chức đồng loạt trên địa bàn tỉnh 3 đợt diệt chuột; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng các loại thuốc, bả diệt chuột, xử lý nghiêm các hành vi gian lận, buôn bán thuốc, bả diệt chuột ngoài danh mục.

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Công điện số 06/CĐ-UBND về việc thực hiện các biện pháp cấp bách diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và môi trường.
 
Công điện nêu, trong thời gian gần đây, với điều kiện sinh sản và môi trường sống phù hợp, nguồn thức ăn liên tục có sẵn trên đồng ruộng cũng như trong khu dân cư làm cho loài chuột tăng nhanh về mật độ, mức độ gây hại cho sản xuất nông nghiệp ngày càng lớn, diện tích bị chuột phá hoại mỗi vụ lên đến hàng chục nghìn ha, tỷ lệ hại từ 5-30%, gây thiệt hại cho nông dân hàng nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, chuột còn cắn phá công cụ, vật dụng phục vụ sản xuất và sinh hoạt, phá hoại cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến môi trường, là nguy cơ gây nhiễm bệnh cho người và gia súc.
 
Để khống chế nạn dịch chuột, giảm tác hại do chúng gây ra tới mức thấp nhất, góp phần bảo vệ sản xuất nông nghiệp, môi trường và đời sống xã hội, thực hiện Chỉ thị số 1900/CT-BNN-BVTV ngày 15/3/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương tăng cường công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau về nguy cơ, tác hại của loài chuột một cách rộng rãi đến mọi người dân; hướng dẫn Nhân dân các biện pháp diệt trừ chuột một cách hiệu quả; huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền và tham gia diệt chuột cả ngoài đồng ruộng, trang trại, các công trình công cộng và trong khu dân cư.
 
Sở Nông nghiệp và PTNT khẩn trương xây dựng kế hoạch và hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật diệt chuột, triển khai đến các đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố để thực hiện. Trước mắt, trong năm 2024 tổ chức đồng loạt trên địa bàn tỉnh 3 đợt diệt chuột: đợt 1 từ ngày 28/3 đến ngày 10/4; đợt 2 sau khi kết thúc vụ Xuân; đợt 3 sau khi kết thúc vụ Mùa.
 
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng các loại thuốc, bả diệt chuột, xử lý nghiêm các hành vi gian lận, buôn bán thuốc, bả diệt chuột ngoài danh mục.
 
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Tổ chức triển khai các đợt diệt chuột đồng loạt, tập trung trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và điều kiện thực tế của địa phương; gắn với diệt chuột, tiếp tục khuyến khích việc phát triển đàn mèo, duy trì hệ sinh thái đồng ruộng để bảo vệ thiên địch loài chuột; thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường sau các đợt diệt chuột nhất là thu gom bao gói thuốc, thu gom, xử lý lượng mồi, bả còn dư thừa, xử lý xác chuột; đặc biệt chỉ đạo nghiêm cấm việc sử dụng điện để đánh chuột.
 
Các đồng chí Bí thư Huyện uỷ, Thị uỷ, Thành uỷ quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, xác định việc diệt chuột, bảo vệ sản xuất và môi trường là nhiệm vụ cấp bách và thường xuyên, quán triệt đến các cấp uỷ Đảng, các tổ chức chính trị, xã hội để tham gia một cách tích cực, hiệu quả.
 
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hoá, Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường thời lượng phát sóng, đa dạng các hình thức thông tin tuyên truyền về nguy cơ tác hại của loài chuột, giới thiệu những địa phương làm tốt, cách làm hay để Nhân dân biết và hưởng ứng tham gia. Các sở, ban, ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình tham gia có hiệu quả vào việc tuyên truyền, tổ chức thực hiện việc diệt chuột bảo vệ sản xuất và môi trường.
 
Ủy ban MTTQ tỉnh, các tổ chức, đoàn thể tăng cường phối hợp với chính quyền các cấp vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tích cực tham gia thực hiện các biện pháp diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và môi trường.
 
Kinh phí thực hiện diệt chuột được huy động từ các nguồn xã hội hoá và đóng góp của Nhân dân, khuyến khích các địa phương có điều kiện nguồn ngân sách hỗ trợ kinh phí để mua thuốc diệt chuột tập trung; tiếp tục duy trì và hình thành nguồn kinh phí diệt chuột trong cộng đồng. Sở Nông nghiệp và PTNT căn cứ quy định của pháp luật, tình hình thực tế, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh xem xét hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách tỉnh để các địa phương thực hiện khi cần thiết.
 
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao là cơ quan đầu mối, tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra; tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT theo quy định, để tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các biện pháp diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và môi trường trên địa bàn tỉnh.
 
TS (Nguồn: UBND tỉnh Thanh Hóa)
 
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)