Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
77767

Xã Trung Tiến tổ chức hội nghị triển khai Phương án ứng phó với cơn bão số 1.

Ngày 18/07/2023 09:24:41


Sáng ngày 18/7/2023,Tại hội trường tầng 2, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng chống dân sự xã Trung tiến tổ chức hội nghị triển khai phương an ứng phó với cơn bão số 1. Dự hội nghị có đồng chí Hà Văn Mới - HUV - Bí thư Đảng ủy; đồng chí Mạc Văn Tới - Chủ tịch UBND xã - Trưởng ban Ban chỉ huy phòng,chống thiên tai, tìm kiếm cưu nạn và phòng thủ dân sự xã; cùng với các đồng chí trong BCH PCTT xã; Hiệu trưởng các đơn vị trường học; Trạm Y tế,; Trưởng bản 07 Bản và 01 Tiểu khu.

 
 
 
 PHƯƠNG ÁN

Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự

xã Trung Tiến năm 2023

Trung Tiến là xã vùng núi cao, địa hình bị chia cắt bởi sông Lò, các suối lớn và những dãy núi cao như: dãy núi Pom Lậu, Săn Chưa Dương giáp huyện Quan Hóa cao 647-983m, dãy Pu Kít, Pu Ky xã Trung Thượng, núi Pù Mằm, Săn Co Pu giáp huyện Lang Chánh cao từ 485-702m, các hướng núi thấp dần từ Tây sang Đông, có độ dốc trung bình từ 25-350, có nơi độ dốc trên 450. Đây là nguyên nhân rây ra thiên tai, lũ lụt, sạt lở khi mưa lớn kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày với lượng mưa từ 100mm trở lên. Bên cạnh đó những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu tình hình thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp khó lường gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của Nhân dân. 2. Các tác động thiên tai đã xảy ra trên địa bàn xã

I. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ THIÊN TAI

1. Chỉ đạo chung

- Trực BCH phòng chống thiên tai, TKCN và PTDS duy trì chặt chẽ và nghiêm

chế độ thường trực 24/24h nhằm giữ vững thông tin dự báo, tình hình thực tế tại địa phương, kịp thời thông tin khi có những hiện tượng bất thường của thiên tai và có thiệt hại do thiên tai xảy ra ở các bản, Tiểu khu, kịp thời báo cáo về ban Thường trực để có biện pháp xử lý tình huống xảy ra.

 - Tập trung lực lượng, phương tiện đảm bảo cơ động nhanh, xử lý, ngăn chặn và khắc phục kịp thời những thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo đảm an toàn về người và tài sản. - Thường xuyên tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức để các cấp, các ngành và Nhân dân xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ về phòng chống thiên tai và hậu quả của thiên tai để nâng cao ý thức phòng chống. - Huy động sự tham gia của cộng đồng, các cơ quan, lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, các lực lượng phản ứng nhanh xã, bản tham gia vào công tác phòng ngừa và khắc phục hậu quả khi có thiên tai xảy ra. - Phương châm chỉ đạo: Chủ động phòng tránh - Đối phó kịp thời

 - Khắc phục hiệu quả, nhằm giảm nhẹ đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.   

2. Thực hiện 4 tại chỗ

a. Chỉ huy tại chỗ

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự xã

(Gọi tắt là BCH PCTT,TKCN&PTDS) gồm 27 thành viên, phân công các thành viên

phụ trách các bản, tiểu khu để đôn đốc, kiểm tra và chỉ đạo Nhân dân thực hiện

phương án, kế hoạch đã xây dựng. Lãnh đạo UBND xã trực tiếp chỉ đạo công tác

phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

b. Lực lượng tại chỗ

Gồm 466 người, trong đó: cán bộ, công chức, viên chức: 100 người, lực lượng

Công an, Quân sự: 7 người, đội phản ứng nhanh các bản: 56 người, Trạm y tế: 3

người, các lực lượng khác 300 người. Thành lập đội phản ứng nhanh về phòng, chống thiên tai cấp xã gồm 20 thành

viên. Điều động đến khu vực trọng yếu giúp dân chằng chống nhà cửa và công tác di

dời; đặc biệt tập trung hỗ trợ các hộ neo đơn, gia đình chính sách, già yếu không có

sức lao động thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo.

 c. Phương tiện tại chỗ

Chủ yếu là huy động từ các đơn vị đóng trên địa bàn và Nhân dân trong xã: - Đảng ủy, UBND: 02 xe con, các dụng cụ cầm tay.

- Công an: 01 xe con, các dụng cụ cầm tay.

- Khối trường học: 5 xe con, các dụng cụ cầm tay.

- Ban quản lý RPH Quan Sơn: 02 xe con.

- Doanh nghiệp: 01 xe tải, 01 máy múc.

 - Huy động các phương tiện hiện có tại các bản như xe máy, xe đầu kéo, công

nông và các dụng cụ cầm tay.

d. Hậu cần tại chỗ

Vận động Nhân dân tự dự trữ các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực

phẩm, nhiên liệu dùng đủ trong 5-7 ngày, các loại thuốc men.

3. Xử lý tình huống

a. Tình huống 1: Mưa lớn gây lũ, ngập lụt cục bộ dọc sông Lò, dọc suối Cum, suối Đe

Lực lượng tại chỗ:

+ Đội phản ứng nhanh các bản: 56 người.

+ Lực lượng dân quân, công an viên tại các bản: 16 người.

+ BQL và Nhân dân các bản tham gia ứng cứu và khắc phục thiên tai. Lực lượng canh gác: Cảnh báo, báo động, bảo vệ bản làng. Lực lượng hỗ trợ của xã:

+ Đội phản ứng nhanh xã: 20 người.

+ BCH Quân sự, Công an xã: 7 người.

Phương tiện, vật tư tại chỗ:

+ Ủy ban nhân dân xã: 03 xe con, 5 loa cầm tay, 27 áo mưa, 27 cuốc xẻng, xà

beng và các dụng cụ cầm tay.

+ Phương tiện của các bản: mỗi bản 01 xe công nông, dụng cụ cầm tay, 1 mảng

luồng, 30 cuốc, 30 xẻng, 20 xà beng, thúng rổ, quang gánh 30 đôi, bao tải ni long 200 cái, phên nứa 40 tấm, cọc tre, luồng các loại: 300 cọc.

Xử lý tình huống:

- Trước khi vào mùa mưa, chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống lũ cục bộ, luyện tập các phương án đã đề ra cho các lực lượng ứng cứu, sơ cấp cứu, kỹ thuật đào bới,…

- Chủ tịch UBND xã chỉ huy, điều hành chung, trưởng các bản tổ chức ngay các

lực lượng, phương tiện tại chỗ khẩn trương sơ tán Nhân dân về vị trí an toàn tại khu nhà văn hóa và các điểm trường học.

- Sử dụng lực lượng, phương tiện sẵn có để cứu người bị nạn và vận chuyển tài

sản, các loại gia súc, gia cầm của nhân dân về nơi an toàn. - Khi lũ đi qua, khẩn trương tổ chức lực lượng, phương tiện khắc phục hậu quả, tiến hành đào bới cứu người còn sống đang bị kẹt, vùi lấp, tìm kiếm những người mất

tích, thu gom và xử lý xác động vật chết. - Tiến hành các công tác vệ sinh môi trường, phòng dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh

nguồn nước, sửa chữa nhà cửa, bố trí nơi ở cho những hộ không còn nhà ở. - Các ban ngành được phân công tiến hành kiểm tra, thống kê, đánh giá tình

hình thiệt hại về người và tài sản báo cáo cấp trên để giải quyết hậu quả.

 b. Tình huống 2: Mưa lớn, dài ngày gây sạt lở đất tại các điểm tuyến đường

217 và tuyến đường 520

Lực lượng tại chỗ:

+ Đội phản ứng nhanh các bản: 56 người

+ Lực lượng dân quân, công an viên tại các bản: 16 người

+ BQL và Nhân dân các bản tham gia ứng cứu và khắc phục thiên tai

Lực lượng canh gác: Cảnh báo, báo động, bảo vệ bản làng. Lực lượng hỗ trợ của xã:

+ Đội phản ứng nhanh xã: 20 người

+ BCH Quân sự, Công an xã: 7 người

Phương tiện, vật tư tại chỗ:

+ Uỷ ban nhân dân xã: 03 xe con, 5 loa cầm tay, 27 áo mưa, 27 cuốc xẻng, xà

beng và các dụng cụ cầm tay.

+ Phương tiện của các bản: mỗi bản 01 xe công nông, dụng cụ cầm tay, 30 cuốc, 30 xẻng, 20 xà beng, thúng rổ, quang gánh 30 đôi, bao tải ni long 200 cái, phên nứa

40 tấm, cọc tre, luồng các loại: 300 cọc, xe rùa.

+ Doanh nghiệp: 01 xe tải, 01 máy múc. Xử lý tình huống:

- Trước khi vào mùa mưa, chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống lũ cục bộ, luyện tập các phương án đã đề ra cho các lực lượng ứng cứu, sơ cấp cứu, kỹ thuật đào bới,…

- Chủ tịch UBND xã chỉ huy, điều hành chung tại xã và Chỉ đạo Trưởng bản tổ chức ngay các lực lượng, phương tiện tại chỗ khẩn trương cứu người bị kẹt, lấp, đưa người bị thương đi cấp cứu và kịp thời thông tin đến UBND huyện để có sự hỗ trợ kịp thời.

- Các ban ngành được phân công tiến hành kiểm tra, thống kê, đánh giá tình

hình thiệt hại về người và tài sản báo cáo cấp trên để giải quyết hậu quả.

- Ban văn hóa cập nhật thông tin thường xuyên diễn biến thời tiết, thông báo

trên hệ thống loa của xã, bản, trang thông tin điện tử của xã để người dân nắm bắt

thông tin kịp thời ứng phó.

II. KẾ HOẠCH GIẢM NHẸ THIÊN TAI

1. Lũ ống, lũ quét và ngập lụt

- Tuyên truyền cho Nhân dân nhận thức được tác hại của thiên tai, lũ lụt có thể

xảy ra.

- Di dời các hộ dân, chuồng trại gia súc ở những vùng thấp dọc các sông, suối, các vách núi dễ bị sạt lở đất, đá đến nơi an toàn.

- Không để trẻ chơi đùa, bơi lội gần sông nước chảy xiết và sâu.

- Dạy trẻ tập bơi và biết các tình huống xử trí khi xảy ra tai nạn trên sông,suối.

 - Tiến hành kiểm tra các công trình thủy lợi trước mùa mưa bão, kiểm tra các hồ

đập, có các biện pháp xử lý để đảm bảo an toàn cho công trình.

- Khi có mưa lớn xảy ra tại vùng nguy hiểm qua sông, qua suối và các vách núi

có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất cắt cử lực lượng cảnh giới túc trực 24/24 để cảnh báo nguy hiểm cho người và các phương tiện cơ giới qua lại. Tuyệt đối ngăn chặn người và các phương tiện cơ giới qua các ngầm tràn sông, suối khi nước ngập và chảy siết gây nguy hiểm.

2. Sạt lở và trượt đất, đá

- Di dời các hộ dân xây dựng nhà trên các sườn dốc, dưới những mỏm đá, bờ sông suối ra khỏi vùng nguy hiểm.

- Khai thác tài nguyên hợp lý, không chặt phá rừng đầu nguồn. - Lắp đặt biển cảnh báo khi tham gia giao thông đi qua các vùng đất yếu, không

có sự dính kết dễ bị sạt lở.

- Trồng cây trên các mái ta ly dương của đường giao thông để giữ cho đất khỏi

bị sạt lở. Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho Nhân dân vùng có nguy cơ thiên tai cao. UBND xã Trung Tiến xây dựng Phương án phòng, chống thiên tai, sơ tán dân vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai và huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, hậu cần phục vụ công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự năm 2023 triển khai đến các khối, ban, ngành, Ban Quản lý các bản, Tiểu khu để tổ chức thực hiện./.

Xã Trung Tiến tổ chức hội nghị triển khai Phương án ứng phó với cơn bão số 1.

Đăng lúc: 18/07/2023 09:24:41 (GMT+7)


Sáng ngày 18/7/2023,Tại hội trường tầng 2, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng chống dân sự xã Trung tiến tổ chức hội nghị triển khai phương an ứng phó với cơn bão số 1. Dự hội nghị có đồng chí Hà Văn Mới - HUV - Bí thư Đảng ủy; đồng chí Mạc Văn Tới - Chủ tịch UBND xã - Trưởng ban Ban chỉ huy phòng,chống thiên tai, tìm kiếm cưu nạn và phòng thủ dân sự xã; cùng với các đồng chí trong BCH PCTT xã; Hiệu trưởng các đơn vị trường học; Trạm Y tế,; Trưởng bản 07 Bản và 01 Tiểu khu.

 
 
 
 PHƯƠNG ÁN

Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự

xã Trung Tiến năm 2023

Trung Tiến là xã vùng núi cao, địa hình bị chia cắt bởi sông Lò, các suối lớn và những dãy núi cao như: dãy núi Pom Lậu, Săn Chưa Dương giáp huyện Quan Hóa cao 647-983m, dãy Pu Kít, Pu Ky xã Trung Thượng, núi Pù Mằm, Săn Co Pu giáp huyện Lang Chánh cao từ 485-702m, các hướng núi thấp dần từ Tây sang Đông, có độ dốc trung bình từ 25-350, có nơi độ dốc trên 450. Đây là nguyên nhân rây ra thiên tai, lũ lụt, sạt lở khi mưa lớn kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày với lượng mưa từ 100mm trở lên. Bên cạnh đó những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu tình hình thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp khó lường gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của Nhân dân. 2. Các tác động thiên tai đã xảy ra trên địa bàn xã

I. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ THIÊN TAI

1. Chỉ đạo chung

- Trực BCH phòng chống thiên tai, TKCN và PTDS duy trì chặt chẽ và nghiêm

chế độ thường trực 24/24h nhằm giữ vững thông tin dự báo, tình hình thực tế tại địa phương, kịp thời thông tin khi có những hiện tượng bất thường của thiên tai và có thiệt hại do thiên tai xảy ra ở các bản, Tiểu khu, kịp thời báo cáo về ban Thường trực để có biện pháp xử lý tình huống xảy ra.

 - Tập trung lực lượng, phương tiện đảm bảo cơ động nhanh, xử lý, ngăn chặn và khắc phục kịp thời những thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo đảm an toàn về người và tài sản. - Thường xuyên tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức để các cấp, các ngành và Nhân dân xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ về phòng chống thiên tai và hậu quả của thiên tai để nâng cao ý thức phòng chống. - Huy động sự tham gia của cộng đồng, các cơ quan, lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, các lực lượng phản ứng nhanh xã, bản tham gia vào công tác phòng ngừa và khắc phục hậu quả khi có thiên tai xảy ra. - Phương châm chỉ đạo: Chủ động phòng tránh - Đối phó kịp thời

 - Khắc phục hiệu quả, nhằm giảm nhẹ đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.   

2. Thực hiện 4 tại chỗ

a. Chỉ huy tại chỗ

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự xã

(Gọi tắt là BCH PCTT,TKCN&PTDS) gồm 27 thành viên, phân công các thành viên

phụ trách các bản, tiểu khu để đôn đốc, kiểm tra và chỉ đạo Nhân dân thực hiện

phương án, kế hoạch đã xây dựng. Lãnh đạo UBND xã trực tiếp chỉ đạo công tác

phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

b. Lực lượng tại chỗ

Gồm 466 người, trong đó: cán bộ, công chức, viên chức: 100 người, lực lượng

Công an, Quân sự: 7 người, đội phản ứng nhanh các bản: 56 người, Trạm y tế: 3

người, các lực lượng khác 300 người. Thành lập đội phản ứng nhanh về phòng, chống thiên tai cấp xã gồm 20 thành

viên. Điều động đến khu vực trọng yếu giúp dân chằng chống nhà cửa và công tác di

dời; đặc biệt tập trung hỗ trợ các hộ neo đơn, gia đình chính sách, già yếu không có

sức lao động thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo.

 c. Phương tiện tại chỗ

Chủ yếu là huy động từ các đơn vị đóng trên địa bàn và Nhân dân trong xã: - Đảng ủy, UBND: 02 xe con, các dụng cụ cầm tay.

- Công an: 01 xe con, các dụng cụ cầm tay.

- Khối trường học: 5 xe con, các dụng cụ cầm tay.

- Ban quản lý RPH Quan Sơn: 02 xe con.

- Doanh nghiệp: 01 xe tải, 01 máy múc.

 - Huy động các phương tiện hiện có tại các bản như xe máy, xe đầu kéo, công

nông và các dụng cụ cầm tay.

d. Hậu cần tại chỗ

Vận động Nhân dân tự dự trữ các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực

phẩm, nhiên liệu dùng đủ trong 5-7 ngày, các loại thuốc men.

3. Xử lý tình huống

a. Tình huống 1: Mưa lớn gây lũ, ngập lụt cục bộ dọc sông Lò, dọc suối Cum, suối Đe

Lực lượng tại chỗ:

+ Đội phản ứng nhanh các bản: 56 người.

+ Lực lượng dân quân, công an viên tại các bản: 16 người.

+ BQL và Nhân dân các bản tham gia ứng cứu và khắc phục thiên tai. Lực lượng canh gác: Cảnh báo, báo động, bảo vệ bản làng. Lực lượng hỗ trợ của xã:

+ Đội phản ứng nhanh xã: 20 người.

+ BCH Quân sự, Công an xã: 7 người.

Phương tiện, vật tư tại chỗ:

+ Ủy ban nhân dân xã: 03 xe con, 5 loa cầm tay, 27 áo mưa, 27 cuốc xẻng, xà

beng và các dụng cụ cầm tay.

+ Phương tiện của các bản: mỗi bản 01 xe công nông, dụng cụ cầm tay, 1 mảng

luồng, 30 cuốc, 30 xẻng, 20 xà beng, thúng rổ, quang gánh 30 đôi, bao tải ni long 200 cái, phên nứa 40 tấm, cọc tre, luồng các loại: 300 cọc.

Xử lý tình huống:

- Trước khi vào mùa mưa, chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống lũ cục bộ, luyện tập các phương án đã đề ra cho các lực lượng ứng cứu, sơ cấp cứu, kỹ thuật đào bới,…

- Chủ tịch UBND xã chỉ huy, điều hành chung, trưởng các bản tổ chức ngay các

lực lượng, phương tiện tại chỗ khẩn trương sơ tán Nhân dân về vị trí an toàn tại khu nhà văn hóa và các điểm trường học.

- Sử dụng lực lượng, phương tiện sẵn có để cứu người bị nạn và vận chuyển tài

sản, các loại gia súc, gia cầm của nhân dân về nơi an toàn. - Khi lũ đi qua, khẩn trương tổ chức lực lượng, phương tiện khắc phục hậu quả, tiến hành đào bới cứu người còn sống đang bị kẹt, vùi lấp, tìm kiếm những người mất

tích, thu gom và xử lý xác động vật chết. - Tiến hành các công tác vệ sinh môi trường, phòng dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh

nguồn nước, sửa chữa nhà cửa, bố trí nơi ở cho những hộ không còn nhà ở. - Các ban ngành được phân công tiến hành kiểm tra, thống kê, đánh giá tình

hình thiệt hại về người và tài sản báo cáo cấp trên để giải quyết hậu quả.

 b. Tình huống 2: Mưa lớn, dài ngày gây sạt lở đất tại các điểm tuyến đường

217 và tuyến đường 520

Lực lượng tại chỗ:

+ Đội phản ứng nhanh các bản: 56 người

+ Lực lượng dân quân, công an viên tại các bản: 16 người

+ BQL và Nhân dân các bản tham gia ứng cứu và khắc phục thiên tai

Lực lượng canh gác: Cảnh báo, báo động, bảo vệ bản làng. Lực lượng hỗ trợ của xã:

+ Đội phản ứng nhanh xã: 20 người

+ BCH Quân sự, Công an xã: 7 người

Phương tiện, vật tư tại chỗ:

+ Uỷ ban nhân dân xã: 03 xe con, 5 loa cầm tay, 27 áo mưa, 27 cuốc xẻng, xà

beng và các dụng cụ cầm tay.

+ Phương tiện của các bản: mỗi bản 01 xe công nông, dụng cụ cầm tay, 30 cuốc, 30 xẻng, 20 xà beng, thúng rổ, quang gánh 30 đôi, bao tải ni long 200 cái, phên nứa

40 tấm, cọc tre, luồng các loại: 300 cọc, xe rùa.

+ Doanh nghiệp: 01 xe tải, 01 máy múc. Xử lý tình huống:

- Trước khi vào mùa mưa, chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống lũ cục bộ, luyện tập các phương án đã đề ra cho các lực lượng ứng cứu, sơ cấp cứu, kỹ thuật đào bới,…

- Chủ tịch UBND xã chỉ huy, điều hành chung tại xã và Chỉ đạo Trưởng bản tổ chức ngay các lực lượng, phương tiện tại chỗ khẩn trương cứu người bị kẹt, lấp, đưa người bị thương đi cấp cứu và kịp thời thông tin đến UBND huyện để có sự hỗ trợ kịp thời.

- Các ban ngành được phân công tiến hành kiểm tra, thống kê, đánh giá tình

hình thiệt hại về người và tài sản báo cáo cấp trên để giải quyết hậu quả.

- Ban văn hóa cập nhật thông tin thường xuyên diễn biến thời tiết, thông báo

trên hệ thống loa của xã, bản, trang thông tin điện tử của xã để người dân nắm bắt

thông tin kịp thời ứng phó.

II. KẾ HOẠCH GIẢM NHẸ THIÊN TAI

1. Lũ ống, lũ quét và ngập lụt

- Tuyên truyền cho Nhân dân nhận thức được tác hại của thiên tai, lũ lụt có thể

xảy ra.

- Di dời các hộ dân, chuồng trại gia súc ở những vùng thấp dọc các sông, suối, các vách núi dễ bị sạt lở đất, đá đến nơi an toàn.

- Không để trẻ chơi đùa, bơi lội gần sông nước chảy xiết và sâu.

- Dạy trẻ tập bơi và biết các tình huống xử trí khi xảy ra tai nạn trên sông,suối.

 - Tiến hành kiểm tra các công trình thủy lợi trước mùa mưa bão, kiểm tra các hồ

đập, có các biện pháp xử lý để đảm bảo an toàn cho công trình.

- Khi có mưa lớn xảy ra tại vùng nguy hiểm qua sông, qua suối và các vách núi

có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất cắt cử lực lượng cảnh giới túc trực 24/24 để cảnh báo nguy hiểm cho người và các phương tiện cơ giới qua lại. Tuyệt đối ngăn chặn người và các phương tiện cơ giới qua các ngầm tràn sông, suối khi nước ngập và chảy siết gây nguy hiểm.

2. Sạt lở và trượt đất, đá

- Di dời các hộ dân xây dựng nhà trên các sườn dốc, dưới những mỏm đá, bờ sông suối ra khỏi vùng nguy hiểm.

- Khai thác tài nguyên hợp lý, không chặt phá rừng đầu nguồn. - Lắp đặt biển cảnh báo khi tham gia giao thông đi qua các vùng đất yếu, không

có sự dính kết dễ bị sạt lở.

- Trồng cây trên các mái ta ly dương của đường giao thông để giữ cho đất khỏi

bị sạt lở. Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho Nhân dân vùng có nguy cơ thiên tai cao. UBND xã Trung Tiến xây dựng Phương án phòng, chống thiên tai, sơ tán dân vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai và huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, hậu cần phục vụ công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự năm 2023 triển khai đến các khối, ban, ngành, Ban Quản lý các bản, Tiểu khu để tổ chức thực hiện./.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)