Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
77767

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV đã thông qua 08 luật, 17 nghị quyết

Ngày 27/07/2023 09:37:35

(ĐCSVN) – Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra với kết quả: thông qua 08 luật, 17 nghị quyết, cho ý kiến lần 2 đối với 01 dự án luật, cho ý kiến lần đầu đối với 08 dự án luật khác.
 Chiều 24/6, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã chủ trì cuộc họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

 Báo cáo tại họp báo, đại diện Văn phòng Quốc hội cho biết: Sau 23 ngày làm việc (đợt 1 từ ngày 22/5-10/6/2023; đợt 2 từ ngày 19/6-24/6/2023) với tinh thần đổi mới, đoàn kết, dân chủ, trí tuệ, khẩn trương và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra với kết quả: thông qua 08 luật, 17 nghị quyết, cho ý kiến lần 2 đối với 01 dự án luật, cho ý kiến lần đầu đối với 08 dự án luật khác; giám sát tối cao chuyên đề “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; xem xét, quyết định các vấn đề về nhân sự, kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước; xem xét các báo cáo về kiến nghị của cử tri và giải quyết các kiến nghị của cử tri cùng một số nội dung quan trọng khác.

 Về công tác lập pháp, các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Đấu thầu, Luật Giá, Luật Giao dịch điện tử, Luật Hợp tác xã, Luật Phòng thủ dân sự, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

 Ngoài ra, Quốc hội cũng cho ý kiến về các dự án luật gồm: Dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Dự án Luật Viễn thông (sửa đổi), Dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, Dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở.

 Quốc hội đã quyết nghị những vấn đề quan trong như: Xem xét, quyết định việc miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Nguyễn Phú Cường; phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Trần Hồng Hà; bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội khóa XV đối với ông Lê Quang Mạnh; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Đặng Quốc Khánh; phê chuẩn đề nghị việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Công tác nhân sự được thực hiện thận trọng, kịp thời, bảo đảm thủ tục đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

 Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết về phân bổ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023 của Chương trình mục tiêu quốc gia. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021. Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa - kết nối với tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Ninh Thuận…

 Về giám sát tối cao, Quốc hội đã quyết nghị nhiều định hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để Chính phủ, các cấp, các ngành tiếp tục quyết liệt triển khai nhằm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra; đồng thời, yêu cầu Chính phủ, các cơ quan triển khai thực hiện và có các giải pháp cụ thể, phù hợp, khả khi để giải quyết các tồn tại, hạn chế nhằm hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu theo các nghị quyết của Quốc hội.

 Đặc biệt, trong thời gian 2,5 ngày, Quốc hội đã tiến hành chất vấn 03 Bộ trưởng và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về các lĩnh vực: lao động, thương binh và xã hội, khoa học và công nghệ, giao thông vận tải, dân tộc. Các vấn đề được Quốc hội lựa chọn là cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, mong muốn của Nhân dân và cử tri.

 Phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm, có tính xây dựng cao. Các vị đại biểu Quốc hội đã nêu câu hỏi, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao và phản ảnh sát với diễn biến thực tế, đời sống và nguyện vọng của cử tri và Nhân dân với nội dung ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng.

 Trên cơ sở kết quả giám sát chuyên đề, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng; trong đó ghi nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ của các nước, các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, sự đồng lòng của Nhân dân trong cả nước...

 Tại kỳ họp này, lần đầu tiên Quốc hội tiến hành thảo luận riêng về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 4, qua đó, tiếp tục thể hiện tinh thần đổi mới về công tác dân nguyện của Quốc hội, nâng cao vai trò giám sát của Quốc hội trong việc giải quyết kiến nghị của cử tri, Nhân dân.

 Tại buổi họp báo, đại diện Văn phòng Quốc hội đã trả lời nhiều câu hỏi các cơ quan báo chí quan tâm như: Việc đánh giá sát, đúng, đầy đủ, chính xác với người lấy phiếu tín nhiệm; việc khắc phục được tình trạng tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.. 

 Trả lời câu hỏi về lấy phiếu tín nhiệm, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Điều 10 của Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi) nêu rất rõ trình tự, yêu cầu thời gian và nội dung phải gửi tới Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND trước khi diễn ra kỳ họp Quốc hội và HĐND. Người được lấy phiếu tín nhiệm phải gửi báo cáo kết quả thực hiện công việc của mình, kê khai tài sản để đại biểu nghiên cứu trước khi tiến hành lấy phiếu. Việc cung cấp thông tin được yêu cầu rất kỹ, tường minh trong Nghị quyết vừa được thông qua.

Tổng Thư ký Quốc hội nhấn mạnh, việc cung cấp thông tin không chỉ có báo cáo của những người được lấy phiếu tín nhiệm mà còn có cả báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri do mặt trận các cấp tổng hợp gửi tới Quốc hội và HĐND./.

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV đã thông qua 08 luật, 17 nghị quyết

Đăng lúc: 27/07/2023 09:37:35 (GMT+7)

(ĐCSVN) – Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra với kết quả: thông qua 08 luật, 17 nghị quyết, cho ý kiến lần 2 đối với 01 dự án luật, cho ý kiến lần đầu đối với 08 dự án luật khác.
 Chiều 24/6, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã chủ trì cuộc họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

 Báo cáo tại họp báo, đại diện Văn phòng Quốc hội cho biết: Sau 23 ngày làm việc (đợt 1 từ ngày 22/5-10/6/2023; đợt 2 từ ngày 19/6-24/6/2023) với tinh thần đổi mới, đoàn kết, dân chủ, trí tuệ, khẩn trương và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra với kết quả: thông qua 08 luật, 17 nghị quyết, cho ý kiến lần 2 đối với 01 dự án luật, cho ý kiến lần đầu đối với 08 dự án luật khác; giám sát tối cao chuyên đề “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; xem xét, quyết định các vấn đề về nhân sự, kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước; xem xét các báo cáo về kiến nghị của cử tri và giải quyết các kiến nghị của cử tri cùng một số nội dung quan trọng khác.

 Về công tác lập pháp, các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Đấu thầu, Luật Giá, Luật Giao dịch điện tử, Luật Hợp tác xã, Luật Phòng thủ dân sự, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

 Ngoài ra, Quốc hội cũng cho ý kiến về các dự án luật gồm: Dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Dự án Luật Viễn thông (sửa đổi), Dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, Dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở.

 Quốc hội đã quyết nghị những vấn đề quan trong như: Xem xét, quyết định việc miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Nguyễn Phú Cường; phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Trần Hồng Hà; bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội khóa XV đối với ông Lê Quang Mạnh; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Đặng Quốc Khánh; phê chuẩn đề nghị việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Công tác nhân sự được thực hiện thận trọng, kịp thời, bảo đảm thủ tục đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

 Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết về phân bổ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023 của Chương trình mục tiêu quốc gia. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021. Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa - kết nối với tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Ninh Thuận…

 Về giám sát tối cao, Quốc hội đã quyết nghị nhiều định hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để Chính phủ, các cấp, các ngành tiếp tục quyết liệt triển khai nhằm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra; đồng thời, yêu cầu Chính phủ, các cơ quan triển khai thực hiện và có các giải pháp cụ thể, phù hợp, khả khi để giải quyết các tồn tại, hạn chế nhằm hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu theo các nghị quyết của Quốc hội.

 Đặc biệt, trong thời gian 2,5 ngày, Quốc hội đã tiến hành chất vấn 03 Bộ trưởng và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về các lĩnh vực: lao động, thương binh và xã hội, khoa học và công nghệ, giao thông vận tải, dân tộc. Các vấn đề được Quốc hội lựa chọn là cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, mong muốn của Nhân dân và cử tri.

 Phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm, có tính xây dựng cao. Các vị đại biểu Quốc hội đã nêu câu hỏi, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao và phản ảnh sát với diễn biến thực tế, đời sống và nguyện vọng của cử tri và Nhân dân với nội dung ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng.

 Trên cơ sở kết quả giám sát chuyên đề, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng; trong đó ghi nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ của các nước, các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, sự đồng lòng của Nhân dân trong cả nước...

 Tại kỳ họp này, lần đầu tiên Quốc hội tiến hành thảo luận riêng về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 4, qua đó, tiếp tục thể hiện tinh thần đổi mới về công tác dân nguyện của Quốc hội, nâng cao vai trò giám sát của Quốc hội trong việc giải quyết kiến nghị của cử tri, Nhân dân.

 Tại buổi họp báo, đại diện Văn phòng Quốc hội đã trả lời nhiều câu hỏi các cơ quan báo chí quan tâm như: Việc đánh giá sát, đúng, đầy đủ, chính xác với người lấy phiếu tín nhiệm; việc khắc phục được tình trạng tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.. 

 Trả lời câu hỏi về lấy phiếu tín nhiệm, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Điều 10 của Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi) nêu rất rõ trình tự, yêu cầu thời gian và nội dung phải gửi tới Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND trước khi diễn ra kỳ họp Quốc hội và HĐND. Người được lấy phiếu tín nhiệm phải gửi báo cáo kết quả thực hiện công việc của mình, kê khai tài sản để đại biểu nghiên cứu trước khi tiến hành lấy phiếu. Việc cung cấp thông tin được yêu cầu rất kỹ, tường minh trong Nghị quyết vừa được thông qua.

Tổng Thư ký Quốc hội nhấn mạnh, việc cung cấp thông tin không chỉ có báo cáo của những người được lấy phiếu tín nhiệm mà còn có cả báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri do mặt trận các cấp tổng hợp gửi tới Quốc hội và HĐND./.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)